VI/Prabhupada 0002 - Nền văn minh mất trí



Lecture on SB 6.1.49 -- New Orleans Farm, August 1, 1975

Harikeśa: Giải nghĩa: "Như một người trong giấc mơ lúc ngủ, hành động theo thân thể xuất hiện trong mơ hoặc chấp nhận thân thể đó chính mình. Tương tự như vậy, người đồng nhất thân thể hiện tại với mình, mà đã nhờ vì cuộc sống tôn giáo hoặc cuộc sống vô tín ngưỡng kiếp trước. Và không biết về kiếp trước hoặc kiếp sau."

Prabhupāda:

yathājñas tamasā (yukta)
upāste vyaktam eva hi
na veda pūrvam aparaṁ
naṣṭa-janma-smṛtis tathā
(SB 6.1.49)

Đây là vị trí của mình. Đây là sự tiến bộ khoa học của mình, mà chúng ta không biết "Ta là ai kiếp trước, và ta sẽ trở thành gì kiếp sau?" Đời sống mãi mãi tiếp tục – đây là trí thức tinh thần. Mà họ chẳng biết là cuộc sống vĩnh viễn tiếp tục. Họ chỉ nghĩ, "Ta tình cờ nhận được cuộc sống này và sẽ kết thúc khi chết. Chẳng có gì như quá khứ, hiện tại và tương lai. Để mình vui chơi." Đây gọi là vô minh, tamasā, cuộc sống vô trách nhiệm. Như vậy, ajñaḥ. Ajñaḥ nghĩa là những người không có kiến thức.

Và người nào không có kiến thức? Tamasā. Những người trong vô minh tính. Ở đây có ba thuộc tính thiên nhiên vật chất: sattva, raja, tamas. Sattva-guṇa nghĩa là tất cả sáng sủa, prakāśa. Giống như đám mây đang che bầu trời, vậy mặt trời không chiếu sáng được. Mà trên đám mây vẫn còn ánh sáng mặt trời, trong hết. Mà ở trong đám mây không gì trong. Tương tự như vậy, những người trong sattva-guṇa thấy toàn bộ rõ ràng, các người trong tamo-guṇa là vô minh, và những người ở trong chính giữa, nghĩa là không sattva-guṇa mà cũng không tamo-guṇa, gọi là rajo-guṇa. Ba loại guṇa. Tamasā. Như vậy, họ chỉ quan tâm đến thân thể hiện tại, không lo lắng về điều gì sẽ xảy ra, và cũng không có kiến thức về kiếp trước. Trong câu này đã mô tả: nūnaṁ pramattaḥ kurute vikarma (SB 5.5.4). Pramattaḥ, giống như người mất trí. Họ không biết lý do họ trở thành điên. Họ không nhớ. Và họ chẳng lo lắng về hậu quả của hoạt động họ. Người mất trí.

Nền văn minh hiện đại này là nền văn minh mất trí. Họ không có kiến thức về kiếp trước, mà cũng không quan tâm đến tương lai. Nūnaṁ pramattaḥ kurute vikarma (SB 5.5.4). Họ chỉ tham gia trọn vẹn trong việc tội lỗi vì họ chẳng kiến thức về kiếp trước. Giống như con chó. Nó không biết lý do trở thành con chó, và thân xác nào nó sẽ nhận nó cũng không biết. Như vậy, chó đó đã có thể làm một thủ tướng trong kiếp trước, mà lúc nhận cuộc sống con chó, nó quên hết. Đây là ảnh hưởng khác của māyā. Prakṣepātmikā-śakti, āvaraṇātmikā-śakti. Māyā có hai năng lượng. Nếu người ấy trở thành con chó do hoạt động tội lỗi thời xưa, và nhớ lại, "Thời xưa ta làm về thủ tướng, hiện tại ta trở thành con chó", anh ta sẽ không thể nào sống được. Bởi vậy, māyā che kiến thức của anh ta. Mṛtyu. Mṛtyu nghĩa là quên hết tất cả. Đó gọi là mṛtyu.

Chúng ta có kinh nghiệm này mỗi ngày và mỗi đêm. Lúc ban đêm nằm mơ, chúng ta ở trong khí quyển khác và ở trong cuộc sống khác. Chúng ta quên thân thể này và chẳng nghĩ, "Ta đang nằm. Thân thể của ta đang nằm trên giường thoải mái ỏ trong một căn hộ đẹp." Không. Tưởng tượng, người ấy thơ thẩn ngoài đường phố hoặc trên ngọn đồi. Như vậy, anh ta nằm mơ và muốn cầm gì... Tất cả mọi người chỉ quan tâm đến thân thể này. Chùng ta quên thân thể thời xưa. Đây là vô minh. Khi chúng ta luôn luôn nâng cao từ vô minh đến hiểu biết, đó là sự thành công trong cuộc sống. Mà khi chúng ta tiếp tục vô minh, chúng ta chẳng thành công. Đó là làm hại cuộc sống. Như vậy, phong trào này cho Ý thức Kṛṣṇa dành cho nâng lên mỗi người từ vô minh sang hiểu biết. Đó là phương pháp văn học Veda – giải phóng những người. Kṛṣṇa phán trong Bhagavad-gītā cho những tín đồ – không dành cho mọi người – teṣāṁ ahaṁ samuddhartā mṛtyu-saṁsāra-sāgarāt (BG 12.7). Câu khác:

teṣāṁ evānukampārtham
aham ajñāna-jaṁ tamaḥ
nāśayāmy ātma-bhāva-stho
jñāna-dīpena bhāsvatā
(BG 10.11)

Cho những đặc biệt, cho tín đồ... Ngài ở trong lòng mọi người. Mà những tín đồ cố gắng hiểu Kṛṣṇa, Ngài sẽ cứu. Ngài cứu. Những vô tín đồ, họ không lo lắng về... Họ chỉ giống như thú vật – ăn, ngủ, giao cấu, phòng thủ. Họ chẳng quan tâm đến gì cả, không về hiểu Thượng Đế mà cũng không về mối quan hệ với Ngài. Họ nghĩ là không có Thượng Đế cho nên Kṛṣṇa nói, "Rồi, không có Thượng Đế. Hãy ngủ." Như vậy, sat-saṅga sẽ cần đến. Sat-saṅga, satāṁ prasaṅgāt. Bằng kết hợp với tín đồ, chúng ta sẽ đánh thức sự quan tâm về Thượng Đế. Đây là lý do tại sao chúng ta cần những trung tâm. Chúng ta sẽ mở nhiều trung tâm, mà điều này không phải là vô ích, vì đây là lợi ích cho xã hội loài người.