VI/Prabhupada 1064 - Thượng Đế ngự trị trong trái tim mỗi chúng sinh



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Sự khác nhau giữa jīva và īśvara sẽ được giải thích ở chương thứ mười ba của Bhagavad-gītā. Đấng Tối Cao là "kṣetra-jña" – đấng có ý thức như chúng sinh, nhưng chúng sinh chỉ ý thức được cơ thể của cả nhân nó, trong khi đó Đấng Tối Cao ý thức được tất cả mọi cơ thể. Īśvaraḥ sarva-bhūtānāṁ hṛd-deśe 'rjuna tiṣṭhati (BG 18.61).

Bởi vì Ngài ngự trị trong trái tim mỗi chúng sinh nên Ngài biết hết mọi biến động về tinh thần của từng jīva riêng biệt. Chúng ta không được quên điều đó. Ở đây cũng giải thích rằng Paramātmā, Đức Thượng Đế Tối Cao sống ở trong tim mỗi chúng sinh với tư cách là īśvara, người kiểm soát và rằng Ngài chỉ giáo cho mọi chúng sinh hành động theo ước nguyện của chung. Sarvasya cāhaṁ hṛdi sanniviṣṭhaḥ (BG 15.15). Chúng sinh quên mất nó cần phải làm gì. Lúc đầu nó định hành động theo cách thức nào đấy, rồi sau đó nó bị rối ren trong karma của mình. Sau khi bỏ lại kiểu thân thể này, nó nhập vào cơ thể khác tựa, như chúng ta mặc và cởi quần áo. Điều này được giải thích trong Bhagavad-gītā: vāsāṁsi jīrṇāni yathā vihāya (BG 2.22). Khi lang bạt như vậy từ cơ thể này sang cơ thể khác, linh hồn phải chịu khổ đau bởi hậu quả của những việc làm ở quá khứ của mình. Chúng sinh có thể thoát khỏi chúng khi nó ở trong hiền tính, khi nó luôn tỉnh táo và hiểu rằng nó cần phải làm gì để đạt mục đích đó. Nếu nó hành động như vậy thì toàn bộ tác động và nghiệp báo những việc làm trong quá khứ của nó sẽ được thay đổi. Do đó, karma không vĩnh cửu. Bởi thế mà chúng ta nói rằng trong số năm đối tượng – īśvara, jīva, prakṛti, kāla và karma – thì bốn cái là vĩnh cửu, còn một cái – karma – là tạm thời.

Đấng īśvara mang ý thức thù thắng giống chúng sinh ở chỗ cả ý thức của Đấng Tối Cao lẫn của chúng sinh đều siêu nghiệm. Cho rằng ý thức được sản sinh nhờ sự kết họp của vật chất là không đúng. Đó là quan niệm sai lầm. Bhagavad-gītā không công nhận học thuyết khẳng định rằng ý thức được phát triển dưới những điều kiện vật chất nhất định. Ý thức có thể bị phản ánh một cách sai lạc dưới lớp phủ của điều kiện vật chất, giống như ánh sáng chiếu qua lớp kính màu có thể dường như là nó mang một mầu nào đó, còn ý thức của Đấng Tối Cao thì không bị sa vào ảnh hưởng vật chất. Đấng Tối Cao Kṛṣṇa phán bảo: "mayādhyakṣeṇa prakṛtiḥ" (BG 9.10). Khi Ngài giáng sinh ở vũ trụ vật chất, ý thức của Ngài không chịu sự tác động vật chất. Nếu mà Ngài bị tác động thì Ngài đã chẳng thể nói về những điều siêu tuyệt như Ngài làm trong Bhagavad-gītā. Người có ý thức chưa thoát khỏi ô nhiễm vật chất không thể nói được điều gì về thế giới siêu nghiệm. Do đó, Đấng Tối Cao không bao giờ bị ô nhiễm vật chất, còn ý thức hiện thời của chúng ta thì đang bị vật chất làm ô nhiễm. Bhagavad-gītā dạy rằng chúng ta cần thanh tẩy cái ý thức bị ô nhiểm bởi vật chất đó. Với ý thức trong sạch, hành động của chúng ta sẽ phù hợp với ý muốn của đấng īśvara và điều đó sẽ làm chúng ta trở thành người hạnh phúc. Cho rằng chúng ta phải chấm dứt mọi hoạt động là điều sai lầm, đúng ra là chúng ta cần tẩy rửa nó khỏi mọi ô nhiễm và hoạt động này sẽ được gọi là bhakti. Hoạt động trên tinh thần bhakti có thể dường như là bình thường, nhưng thực ra nó thoát khỏi mọi ô nhiễm. Người dốt nát tưởng tín đồ hành động hay làm việc như người bình thường, nhưng kẻ tối dạ với vốn trí thức nghèo nàn đó không biết rằng các hoạt động của tín đồ hay của Đấng Tối Cao không bị ô nhiễm bởi ý thức không lành mạnh hay bởi vật chất. Chúng siêu tuyệt đối với ba thuộc tính thiên nhiên, cũng được gọi là ba "guṇa". Song, chúng ta cần biết rằng hiện thời ý thức của chúng ta đang bị ô nhiễm.