VI/Prabhupada 1065 - Trước hết con người cần biết rằng anh ta không phải là thân xác vật chất này



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Khi chúng ta bị ô nhiễm vật chất, chúng ta trở thành những kẻ bị chế định. Ý thức sai lầm xuất hiện bởi quan niệm cho rằng con người chính là sản phẩm của thiên nhiên vật chất. Cái đó được gọi là "ngụy ngã". Yasyātma-buddhiḥ kuṇape tri-dhātuke (SB 10.84.13). Người nào suy nghĩ dựa trên cơ sở quan niệm nhục thể, người đó không thể hiểu được vị trí của mình. Bhagavad-gītā được dạy cho Arjuna nhằm mục đích giải thoát con người khỏi quan niệm nhục thể về cuộc sống, và Arjuna đã đặt mình vào vị trí này để tiếp thu tri thức từ Đấng Tối Cao. Con người cần thoát khỏi quan niệm nhục thể về cuộc sống: đó là hoạt động mở đầu của nhà tiên nghiệm. Người nào muốn được giải thoát, trước hết người đó cần biết rằng anh ta không phải là thân xác vật chất này. "Mukti" hay sự giảt thoát có nghĩa là thoát khỏi ý thức vật chất. Śrīmad-Bhāgavatam có nêu định nghĩa về sự giải thoát như sau: muktir hitvānyathā rūpaṁ svarūpeṇa vyavasthitiḥ (SB 2.10.6). Mukti tức là sự thoát khỏi ý thức bị ô nhiễm của thế giới vật chất này, và ở trong ý thức trong sạch. Tất cả những lời răn dạy của Bhagavad-gītā đều nhằm thức tỉnh ý thức trong sạch đó, và vì thế mà ở phần kết của Bhagavad-gītā, Kṛṣṇa có hỏi Arjuna là giờ đây ý thức của chàng đã được thanh tẩy hay chưa. Có thể coi là ý thức đã được thanh tẩy khi con người hành động phù họp với những lời chỉ giáo của Đấng Tối Cao. Đó là kết quả toàn vẹn và là bản chất của ý thức đã được thanh tẩy. Ý thức đã có trong chúng ta bởi vì chúng ta là những phần không thể tách rời của Đấng Tối Cao, nhưng chúng ta vốn ở dưới ảnh hưởng của những thuộc tính cấp thấp. Còn Đấng Tối Cao, người là Đức Thượng Đế thì không bao giờ bị sa vào ảnh hường này. Đó là sự khác nhau giữa Đấng Tối Cao và linh hồn bị ước định.

Ý thức là gì? Ý thức tức là "tôi là". Vậy "tôi" là gì? Trong ý thức bị ô nhiễm thì "tôi là" có ý là: "Tôi là chủ nhân của tất cả những gì tôi thấy. Tôi là người được hưởng tất cả những thứ đó". Thế giới xoay vần sao để chúng sinh nào cũng cho rằng nó là chủ nhân, và là người tạo lập thế giới. Ý thức vật chất có hai đặc điểm tâm lý: đặc điểm thứ nhất là con người nghĩ rằng anh ta sáng tạo, đặc điểm thứ hai là anh ta cho rằng anh ta đang hưởng thụ. Nhưng trên thực thể, Đấng Tối Cao vừa là đấng sáng tạo vừa là đấng tận hưởng, còn chúng sinh, phần gắn liền với Đấng Tối Cao thì chẳng sáng tạo cũng chẳng hưởng thụ, nó chỉ họp tác mà thôi. Nó được tạo ra và để đem lại khoái lạc. Ví dụ như linh kiện của cái máy hợp tác với cả cỗ máy; bộ phận cơ thề phối hợp với toàn bộ cơ thể. Tay, chân, mắt, và v.v... đều là những bộ phận cơ thể, nhưng chúng hoàn toàn không biết hưởng thụ. Dạ dày là kẻ hưởng thụ. Chân đi, tay mang thức ăn, răng nhai và mọi bộ phận của cơ thể đều bị cuốn hút vào hoạt động nhằm làm thỏa mãn cái dạ dày bởi vì dạ dày là cơ quan chính nuôi dưỡng cơ thể. Bởi thế tất cả đều được đưa cho dạ dày. Prāṇopahārāc ca yathendriyāṇām (SB 4.31.14). Khi chăm cây người ta tưới vào gốc của nó và người ta nuôi cơ thể bằng cách đưa thức ăn vào dạ dày. Để duy trì cơ thể ở trạng thái bình thường, mọi bộ phận của cơ thể phải phối hợp hoạt động để nuôi dưỡng dạ dày. Tương tự như vậy, Đấng Tối Cao chính là đấng hưởng lạc và đấng sáng tạo, còn chúng ta, những chúng sinh phụ thuộc thì được dành vào việc cộng tác để làm Ngài mãn nguyện. Thực ra, mối quan hệ qua lại này giúp chúng ta giống hệt việc thức ăn được dạ dày hấp thụ giúp cho toàn bộ những phần còn lại của cơ thể. Nếu cái tay quyết định lấy thức ăn cho mình thay vào việc đưa dạ dày thì nó sẽ chẳng được mãn nguyện.