VI/Prabhupada 1070 - Phục vụ là tôn giáo vĩnh cửu của chúng sinh



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Còn về phần khái niệm sanātana-dharma thì chúng ta thử làm sáng tỏ quan điểm tôn giáo nhờ vào gốc Phạn ngữ của từ này. Dharma liên quan tới cái liên tục tồn tại cùng với một đối tượng nhất định. Chúng ta đi đến kết luận rằng bao giờ nhiệt năng và ánh sáng cũng đi cùng với lửa; không có nhiệt năng và ánh sáng thì từ "lửa" chẳng còn ý nghĩa. Tương tự như vậy, chúng ta cần biết rõ rằng cái luôn đi kèm với chúng sinh chính là phần cơ bản của nó. Người bạn đồng hành này là đặc tính vĩnh viễn của nó và đặc tính vĩnh viễn này chính là tôn giáo muôn đời của nó. Khi Đức Sanātana Gosvāmī hỏi Śrī Caitanya Mahāprabhu về svarūpa của mỗi chúng sinh, Đức Chí Tôn đã trả lời rằng svarūpa hay vị trí thực sự của chúng sinh là phục vụ Đức Thượng Đế Tối Cao. Nếu chúng ta phân tích khẳng định này của Đức Caitanya, chúng ta sẽ thấy là mỗi chúng sinh đều liên tục phục vụ chúng sinh khác. Chúng sinh này phục vụ các chúng sinh kia đưới các hình thức khác nhau và qua đó mà tận hưởng cuộc đởi. Loài vật ở cấp độ phát triển thấp hơn phục vụ con người như đầy tớ phục vụ ông chủ của chúng. Anh A phục vụ ông chủ B, ông B phục vụ ông chủ C, còn ông C thì phục vụ ông chủ D và v.v... Chúng ta cũng thấy người bạn này phục vụ người bạn kia, mẹ phục vụ con, vợ phục vụ chồng, chồng phục vụ vợ và v.v... Nếu chúng ta tiếp tục nghiên cứu trên tinh thần đó thí chúng ta sẽ thấy rõ là trong xã hội của chúng sinh, ai cũng phục vụ cho một người nào đấy. Nhà chính trị trình bầy cho công chúng nghe bản tuyên ngôn nào đó của mình để họ tin tưởng vào khả năng phục vụ của ông ta. Vì thế các cử tri bỏ phiếu bầu ông ta khi cho rẳng ông ta sẽ phục vụ xã hội một cách xứng đáng. Chủ cửa hàng phục vụ người mua, công nhân phục vụ nhà tư bản, nhà tư bản phục vụ gia đình, gia đình phục vụ quốc gia phù họp với những nguyện vọng muôn đòi của các chúng sinh vĩnh cửu. Do đó chúng ta thấy rằng chẳng có chúng sinh nào là không bị ràng buộc bởi bổn phận phục vụ các chúng sinh khác và vì thế chúng ta có thể kết luận một cách chắc chắn rằng phục vụ là người bạn đồng hành thưởng xuyên của mọi chúng sinh và phục vụ chính là tôn giáo vĩnh cửu của chúng sinh. Song, phụ thuộc vào địa điểm, thời gian và hoàn cảnh, con người tin theo đạo nào đó và tuyên bố mình là người Ấn Độ giáo, người Hồi giáo, người Cơ đốc giáo, người Phật giáo hay môn đồ của một giáo phái nào đây. Nhưng những tên gọi này không liên quan tới sanātana-dharma. Người Ấn Độ giáo có thể thay đức tin của mình và trở thành giáo dân đạo Cơ đốc hay giáo dân đạo Hồi có thể cải đạo để trở thành người Ấn Độ giáo và người Cơ đốc giáo cũng có thể cải đạo như vậy, nhưng chẳng hoàn cảnh nào có thể thay đổi cái định mệnh phải phục vụ kẻ khác của con người. Là người Ấn Độ giáo, người Hồi giáo hay người Cơ đốc giáo thì bao giờ họ cũng phục vụ ai đó. Vì thế, theo một loại đạo nào đó chưa phải đã là theo sanātana-dharma. Sanātana-dharma có nghĩa là sự phục vụ. Trên thực tế, sự phục vụ này gắn bó chúng ta với Đấng Tối Cao. Đấng Tối Cao là người tận hưởng tối cao, còn chúng ta, các chúng sinh là những kẻ tôi tớ của Ngài. Chúng ta được sinh ra để cho Ngài hưởng và nếu chúng ta chia sẻ lạc thú vĩnh cửu này với Đức Thượng Đế Tối Cao thì chúng ta sẽ được hạnh phúc. Chúng không thể có được hạnh phúc theo cách khác. Chúng ta không thể là những kẻ hạnh phúc khi tách khỏi Ngài cũng như một bộ phận cơ thể không thể hưởng lạc không có sự phối hợp với dạ đầy. Do đó, nếu linh hồn không phục vụ Đấng Tối Cao vối tình yêu trong sạch và lòng tạn tụy thì nó không thể có được hạnh phúc. Bhagavad-gītā không tán đồng việc thờ phụng các loại á thần phụng sự họ. Điều này được khẳng định ở Khổ thơ thứ hai mươi của chương bẩy (BG 7.20): kāmais tais tair hṛta-jñānāḥ prapadyante 'nya-devatāḥ. Kāmais tais tair hṛta-jñānāḥ. Câu này nói trắng ra rằng những người bị dục vọng sai khiến sẽ tôn thờ các á thần chứ không phải là Đức Chí Tôn Kṛṣṇa.