VI/Prabhupada 1071 - Nếu chúng sinh liên kết với Đấng Tối Cao, hợp tác cùng Ngài, thì chúng cũng trở nên hạnh phúc



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Cái tên "Kṛṣṇa" mà chúng tôi nói đến không hề mang tính chất giáo phái. "Kṛṣṇa" nghĩa là cực lạc, và các bộ Kinh Veda khẳng định rằng Đấng Tối Cao là vựa chứa. Tất cả chúng ta đều khao khát hưởng lạc. Ānandamayo 'bhyāsāt (Vedānta-sūtra 1.1.12). Giống như Thượng Đế, chúng sinh có ý thức hoàn chỉnh, vá chúng mong muốn được hạnh phúc. Hạnh phúc. Đấng Tối Cao lúc nào cũng hạnh phúc, và nếu chúng sinh liên kết với Ngài, hợp tác cùng Ngài, và nhập vào giới tâm giao của Ngài thì chúng cũng trở nên hạnh phúc. Thượng Đế giáng sinh ở thế giới nhất thời này để bầy những trò tiêu khiển ngập tràn phúc lạc ở Vṛndāvana. Khi Đức Śrī Kṛṣṇa ở Vṛndāvana, hành động nào của Ngài với các cậu bé, các cô bé mục đồng, với toàn thể cư dân Vṛndāvana và lũ bò cũng ngập tràn phúc lạc. Dân Vṛndāvana, toàn bộ dân Vṛndāvana, không muốn biết gì khác ngoài Kṛṣṇa. Đức Kṛṣṇa đã can cha của Ngài là ông Nanda Mahārāja không cúng tế á thần Indra vì Ngài muốn cho mọi người thấy rằng họ không cần phải thờ phụng á thần. Họ chỉ nên tôn thờ mỗi Đấng Tối Cao bởi vì mục đích tột bậc của họ là trở về vương quốc vĩnh cửu của Ngài. Vương quốc của Đức Śrī Kṛṣṇa được mô tả ở Khổ thơ thứ sáu, chương mười lăm của Bhagavad-gītā như sau:

na tad bhāsayate sūryo
na śaśāṅko na pāvakaḥ
yad gatvā na nivartante
tad dhāma paramaṁ mama
(BG 15.6)

Câu thơ này tả cõi vĩnh hằng. Đương nhiên là chúng ta có khái niệm vật chất về bầu trời và nghĩ tới nó trong mối liên kết tới mặt trời, mặt trăng, các vì sao và v.v..., nhưng Đấng Tối Cao khẳng định trong câu thơ này là vương quốc bầu trời vĩnh cửu không cần tới cả mặt trời, – na tad bhāsayate sūryo na śaśāṅko na pāvakaḥ (BG 15.6) – không cần tới tất cả mặt trăng, và không cần tới tất cả ánh điện lẫn ánh lửa hay nguồn sáng nào khác vì nó được chiếu sáng bởi các tia sáng brahma-jyotir tỏa ra từ Đấng Tối Cao. Brahmajyoti, yasya prabhā (Bs 5.40), có nghĩa là tia sáng của nơi tối cao. Chúng ta khó có thể vươn tới được các hành tinh vật chất khác, nhưng có thể thấu hiểu vương quốc của Đấng Tối Cao chẳng khó khăn gì. Nơi ở đó được gọi là Goloka. Nó được tả một cách tuyệt đẹp trong Brahmā-saṁhitā: goloka eva nivasaty akhilātma-bhūtaḥ (Bs 5.37). Đấng Tối Cao vĩnh viễn ngự ở Goloka của Ngài, thế nhưng chúng ta vẫn có thể lại gần Ngài ngay ở thế giới này (akhilātma-bhūtaḥ) bởi vì Ngài đến với chúng ta trong diện mạo thực sự của Mình là sac-cid-ānanda-vigraha (Bs 5.1) chính vì mục đích đó. Khi Ngài xuất hiện với dung mạo nay, chúng ta không còn phải lúng túng phỏng đoán hình dung Ngài ra sao.