VI/Prabhupada 1076 - Ở khoảnh khắc lìa đời, chúng ta có thể hoặc là ở lại trong thế giới này, hoặc là được chuyển tới thế giới tinh thần



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Trong thế giới có ba loại "bhāva". Trước hết chúng ta cần hiểu rằng thiên nhiên vật chất là biểu hiện của một trong những năng lượng của Đấng Tối Cao. Tất cả các loại năng lượng của Đấng Tối Cao được mô tả trong Viṣṇu Purāṇa:

viṣṇu-śaktiḥ parā proktā
kṣetra-jñākhyā tathā par
avidyā-karma-saṁjñānyā
tṛtīyā śaktir iṣyate
(CC Madhya 6.154)

Tất cả các loại năng lượng của... Parāsya śaktir vividhaiva śrūyate (CC Madhya 13.65, giải nghĩa). Đấng Tối Cao có nhiều vô kể các loại năng lượng khác nhau và chúng ở ngoài phạm vi hiểu biết của chúng ta; thế nhưng các nhà hiền triết uyên bác vĩ đại hay những linh hồn đã được giải thoát đã nghiên cứu các loại năng lượng này và chia chúng ra làm ba loại. Mọi dạng năng lượng đều thuộc viṣṇu-śakti, nói cách khác, chúng là những uy lực hùng mạnh khác nhau của Đức Viṣṇu. Năng lượng thứ nhất là parā, năng lượng tinh thần. Và kṣetra-jñākhyā tathā parā, các chúng sinh, kṣetra-jña, các chúng sinh cũng thuộc về năng lượng cấp cao này như Bhagavad-gītā đã xác nhận và chúng tôi đã giải thích. Còn những năng lượng khác, những năng lượng vật chất là tṛtīyā karma-saṁjñānyā (CC Madhya 6.154). Những năng lượng vật chất đó thì thuộc vô minh tính. Như vậy năng lượng vật chất là bhagavad- (không rõ). Ở khoảnh khắc lìa đời, chúng ta có thể hoặc là ở lại trong vòng ảnh hưởng của năng lượng cấp thấp của thế giới vật chất này, hoặc là được chuyển tới thế giới tinh thần, nơi năng lượng cấp cao hoạt động. Vì thế mà Bhagavad-gītā có nói:

yaṁ yaṁ vāpi smaran bhāvaṁ
tyajaty ante kalevaram
taṁ tam evaiti kaunteya
sadā tad-bhāva-bhāvitaḥ
(BG 8.6)

Trong cuộc sống, chúng ta quen nghĩ hoặc là về năng lượng vật chất, hoặc là về năng lượng tinh thần. Làm thế nào để có thể chuyển ý nghĩ của mình từ năng lượng vật chất sang năng lượng tinh thần? Trên thế giới có đến là nhiều tác phẩm chỉ nhồi nhét toàn năng lượng vật chất vào ý nghĩ của chúng ta. Đó là báo, tạp chí, sách truyện và v.v... Ý nghĩ của chúng ta, cái hiện thời đang bị loại văn học đó thu hút cần phải được hướng về Kinh sách Veda. Chính vì thế là các bậc đại hiền đã để lại cho chúng ta bao nhiêu Thiên Kinh Veda như những bộ "Purāṇa". Những bộ "Purāṇa" không phải là truyện tưởng tượng mà là một biên niên sử. Trong Caitanya-caritāmṛta có câu sau: Anādi-bahirmukha jīva kṛṣṇa bhuli' gela ataeva kṛṣṇa veda-purāṇa kailā (CC Madhya 20.117). Chúng sinh quên lãng hay những linh hồn ước định đã quên mất mối quan hệ qua lại của chúng vối Đấng Tối Cao và tất cả ý nghĩ của chúng đều dồn vào hoạt động vật chất. Để hướng sức mạnh ý nghĩ của chúng sinh sang bầu trời tinh thần, Kṛṣṇa-dvaipāyana Vyāsa đã để lại cho chúng một khối lượng tác phẩm Veda đồ sộ. Đầu tiên, ngài chia các cuốn Veda thành bốn phần, sau đó ngài giải thích chúng trong các tập "Purāṇa", còn với những người có khả năng tư duy kêm hơn (như strī, śūdra, vaiśya) thì ngài viết "Mahābhārata" và "Bhagavad-gītā" là một phần của "Mahābhārata". Sau đó, ngài tóm tắt toàn bộ Thiên Kinh Veda trong "Vedānta-sūtra" và để giáo huấn cho thế hệ tương lai, ngài soạn chú giải tự nhiên cho "Vedānta-sūtra" gọi là "Śrīmad-Bhāgavatam".