VI/Prabhupada 0290 - Khi dục vọng không hoàn thành được, thì người trở thành tức giận



Lecture -- Seattle, September 30, 1968

Upendra: Prabhupāda, thiên nhiên của sự tức giận là gì?

Prabhupāda: Sự tức giận nghĩa là dục vọng. Khi cảm giác dâm dật và những dục vọng không hoàn thành được, người sẽ trở thành tức giận. Hết. Đó là một đặc điểm khác của dục vọng: Kāma eṣa krodha eṣa rajo-guṇa-samudbhavaḥ. Khi bị ảnh hưởng quá nhiều bởi dục tính, người trở thành dâm dật. Và khi dục vọng không hoàn thành được, thì người trở thành tức giận, đó là giai đoạn tiếp theo. Và một giai đoạn tiếp theo nữa là hoang mang. Rồi sau đó là praṇaśyati, người trở thành lạc lối. Bởi vậy, người phải kiềm chế cơn tức giận và những dục vọng. Đó nghĩa là chúng ta phải đặt mình vào hiền tính, không phải vào dục tính. Ở đây có ba thuộc tính thiên nhiên vật chất: vô minh tính, dục tính, và hiền tính. Như vậy, nếu ai muốn biết khoa học về Thượng Đế, thì người đó phải giữ mình vào hiền tính. Cách khác không thể nào được. Cho nên chúng ta dạy học sinh viên là "Đừng làm điều này, đừng làm điều đó, đừng làm điều kia, đừng làm điều khác", vì họ cần giữ mình vào hiền tính. Nếu không thì họ không thể nào hiểu được. Ý thức Kṛṣṇa không thể nào hiểu được nếu vào trong vô minh tính và dục tính. Khắp thế gian đang dưới ảnh hưởng của vô minh tính và dục tính. Mà phương pháp này rất đơn giản: khi tuân theo các bốn nguyên tắc về sự hạn chế và tụng kinh Hare Kṛṣṇa, thì người ngay lập tức vượt quá các thuộc tính thiên nhiên vật chất. Như vậy, sự tức giận là trên trình độ của dục tính.