VI/Prabhupada 1061 - Nội dung của Bhagavad-gītā cho phép thấu hiểu năm vấn đề cơ bản



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Yadā yadā hi dharmasya glānir bhavati (BG 4.7). Đức Lord Kṛṣṇa xuống phàm trần chủ yếu là để lập lại mục đích chân chính của cuộc sống, khi con người quên mất nó. Điều này gọi là "dharmasya glāniḥ". Ngay cả lúc ấy, trong muôn vàn người tỉnh ngộ, có thể chỉ có một người thực sự thấu hiểu vị trí của mình, và Bhagavad-gītā được dạy cho anh ta. Thật ra, tất cả chúng ta đều bị con yêu vô minh ám ảnh, nhưng Đấng Tối Cao vô cùng tử tâm với chúng sinh, đặc biệt là với loài ngưới. Bởi thế cho nên Ngài mới phán dạy Bhagavad-gītā sau khi biến anh bạn Arjuna của Mình thành môn đệ của Mình.

Là bạn của Đức Lord Kṛṣṇa, Arjuna vô cùng mẫn tuệ, nhưng chàng lại lâm vào tình trạng ngu muội ở chiến địa Kurukṣetra chính là để hỏi Đức Thượng Đế Tối Cao về các vấn đề của cuộc sống, và để Đức Thượng Đế có thể giải quyết những vấn đề của thế hệ tương lai của loài người và hướng đạo cho đời họ. Khi đó, con người có thể hành động một cách phù họp, và hoàn thành được sứ mệnh của kiếp người.

Nội dung của Bhagavad-gītā cho phép thấu hiểu năm vấn đề cơ bản. Trước hết, Thánh điền này giải thích khoa học về Thượng Đế, và sau đó là về vị trí thực sự của chúng sinh, của các jīva. Īśvara là đấng điều khiển và kiểm soát tất cả các chúng sinh, còn các chúng sinh là những kẻ chịu sự kiểm soát. Nếu chúng sinh nói: "Tôi không nằm trong sự kiểm soát", nó được tự do thì quả là nó bị mất trí. Ít nhất thì trong cuộc sống bị ước định của mình, chúng sinh cũng bị kiểm soát về mọi mặt. Do đó, trong Bhagavad-gītā chúng ta giao thiệp với īśvara, đấng trị vì tối cao và với các jīva, các chúng sinh chịu sự điều khiển. Ở đây cũng bàn tới prakṛti, thiên nhiên vật chất; thời gian, thời hạn tồn tại của cả vũ trụ hay sự biểu hiện của thiên nhiên vật chất; và karma, sự hoạt động. Thế giới vũ trụ đầy những hoạt động muôn màu muôn vẻ. Tất thẩy chúng sinh đều bị lôi kéo vào đủ loại hoạt động. Từ Bhagavad-gītā, chúng ta cần hiểu là có Thượng Đế, có các chúng sinh, có prakṛti, có biểu hiện vũ trụ nằm dưới sự kiểm soát của thời gian, và các hình thức hoạt động của chúng sinh.

Từ năm vấn đề cơ bản này của Bhagavad-gītā, chúng ta nhận thấy là Đức Thượng Đế Tối Cao, hay Kṛṣṇa, hay Brahman, hay đấng trị tối cao, hay Paramātmā... – có thề dùng bất cứ cái tên nào chúng ta thích – là đấng vĩ đại nhất trong tất cả. Các chúng sinh có tính chất giống đấng trị vì tối cao. Nhưng Đấng Tối Cao kiểm soát toàn bộ biểu hiện của thiên nhiên vật chất không loại trừ biểu hiện nào, và điều này sẽ được giải thích ở các chương sau của Bhagavad-gītā. Thiên nhiên vật chất không tồn tại độc lập. Nó hoạt động dưới sự điều khiển của Đấng Tối Cao. Mayādhyakṣeṇa prakṛtiḥ sūyate sa-carācaram (BG 9.10). "Thiên nhiên vật chất này hoạt động dưới sự điều khiển của Ta."