VI/Prabhupada 1062 - Con người có khuynh hướng thống trị thiên nhiên vật chất



660219-20 - Lecture BG Introduction - New York

Khi chúng ta thấy những điều kỳ diệu diễn ra trong thiên nhiên vũ trụ, thì chúng ta cần biết rằng đằng sau biểu hiện vũ trụ đó là nhà điều hành. Không có sự điều khiển thì chẳng có gì có thể được biểu hiện. Chúng ta quá sẽ là những kẻ ấu trĩ nếu như chằng lưu tâm tới người điều khiển. Ví dụ như đứa trẻ nhỏ có thể nghĩ rằng chiếc xe hơi là một vật kỳ diệu bởi vì nó có thể tự chạy mà chẳng cần tới ngựa hay bất cứ súc vật nào kéo, còn người lớn thì biết rõ cơ cấu của xe hơi. Anh ta biết rằng bao giờ cũng có con người, người lái xe ở đằng sau cỗ máy ấy. Tương tự như vậy, Đấng Tối Cao là người lái (adhyakṣa), và nhờ vào thao tác của Ngài mà mọi sự chuyền động. Ở những chương sau chúng ta sẽ rõ là các jīva, hay các chúng sinh được Thượng Đế nhận là những phần nhỏ bé gắn bó khăng khít với Ngài. Mamaivāṁśo jīva-bhūtaḥ (BG 15.7). Aṁśa có nghĩa là phần nhỏ bé. Tương tự như một cái váy vàng cũng là vàng, một giọt nước biển cũng mặn, chúng ta, những chúng sinh, những phần không thể tách rời của đấng điều khiển tối cao, của īśvara, hay của Bhagavān, của Đức Lord Kṛṣṇa có tất cả mọi phẩm chất của Đấng Tối Cao, nhưng với số lượng vô cùng ít ỏi bởi vì chúng ta là những īśvara nhỏ bẻ, những kẻ phục tùng vị chúa īśvara. Chúng ta cố kiểm soát thiên nhiên, hiện giờ chúng ta đang cố kiểm soát vũ trụ hay các hành tinh và chúng ta có khát vọng này là bởi vì nó có ở Kṛṣṇa. Nhưng mặc dù con người có khuynh hướng thống trị thiên nhiên vật chất, anh ta vẫn phải nhận thức rõ rằng anh ta không phải là nhà cầm quyền tối cao. Điều này cũng được giải thích trong Bhagavad-gītā.

Vậy thì thiên nhiên vật chất là gì? Trong Bhagavad-gītā nó được định nghĩa là prakṛti cấp thấp, thiên nhiên cấp thấp. Chúng sinh được định nghĩa là prakṛti cấp cao. Dù là cấp thấp hay cấp cao thì bao giờ prakṛti cũng ở dưới sự kiểm soát. Prakṛti mang tính nữ và nó chịu sự kiểm soát của người Đấng Tối Cao như hoạt động của người vợ nằm dưới sự kiểm soát của người chồng. Bao giờ prakṛti cũng ở vị trí phục tùng, còn Đấng Tối Cao thì điều khiển nó. Cả chúng sinh lẫn thiên nhiên vật chất đều chịu sự khống chế, sự kiểm soát của Đấng Tối Cao. Theo Bhagavad-gītā, mặc dù chúng sinh là những phần không tách rời của Đấng Tối Cao, chúng được coi là prakṛti. Khổ thơ thứ năm, chương bảy của Bhagavad-gītā có nói rõ điều đó: apareyam itas tu viddhi aparā (BG 7.5). Thiên nhiên vật chất này là prakṛti cấp thấp, còn trên nó là một prakṛti khác, là jīva-bhūta, chúng sinh.

Thiên nhiên vật chất được tạo thành bởi ba thuộc tính là: hiền tính, dục tính, và vô minh tính. Trên ba thuộc tính này là thời gian vĩnh cửu và sự kết họp của ba thuộc tính thiên nhiên dưới sự kiểm soát của thời gian vĩnh cửu tạo nên những hoạt động gọi là karma. Những hoạt động đó được chúng ta thực hiện từ thủa xa xưa chúng ta chịu khổ hay được sướng vì những thành quả của chúng.